Nghịch lý nhà ở sinh viên
Nhà ở sinh viên đang thiếu nghiêm trọng nhưng khi đưa vào sử dụng lại bị một số chủ đầu tư lấn chiếm khai thác. Trong khi đó, được đầu tư từ ngân sách Nhà nước, nhiều nhà ở sinh viên khang trang, sạch sẽ lại thưa thớt người ở, gây lãng phí lớn cho xã hội.
Nhà hàng, quán bar “đá” sinh viên
Làng sinh viên Hacinco (Thanh Xuân, Hà Nội) là mô hình nhà ở sinh viên đầu tiên trên địa bàn Hà Nội do Cty Xây dựng số 2 (Handico 2) làm chủ đầu tư. Có mặt tại đây dễ thấy tấm biển làng sinh viên lọt thỏm trong vô số những tấm biển quảng cáo đủ sắc màu như: 8X Café, Galaxy...
Tại cổng số 1, mặt đường Ngụy Như Kon Tum được tận dụng làm quán cà phê, cửa hàng thuốc, nhà hàng ăn. Mặt sau, phía cổng hướng ra đường Lê Văn Thiêm cũng thành nhà trẻ, các công ty thuê làm văn phòng. Trong khuôn viên làng sinh viên, nhà hàng, quán bar, dịch vụ đủ kiểu mọc lên như nấm. Được biết, để thuê nhà trong khu này, nhiều sinh viên phải làm hồ sơ vất vả. Hiện, có hàng nghìn sinh viên muốn thuê nhưng lượng phòng có hạn.
Chị Ngô Thị Thủy, sinh viên sống trong Làng sinh viên Hacinco chia sẻ: “Tôi thấy khu nhà ở sinh viên bây giờ bị thương mại hóa nhiều quá. Trong khi ký túc xá thiếu nhà sinh hoạt, thư viện, nhưng văn phòng, quán mọc lên dưới chân toà nhà”.
Ông Đinh Đại Cồ, Giám đốc Xí nghiệp Dịch vụ và Kinh doanh nhà Làng sinh viên Hacinco cho biết: Hiện tại có 3.450 sinh viên đang cư trú tại đây. Mức giá thuê phòng dao động từ 250.000 - 350.000 đồng/tháng.
Theo ông Cồ, 6 căn hộ tại nhà A có thiết kế cũ không phù hợp với nhu cầu sử dụng. Tức là căn hộ lên đến 150 m2, cho 24 người ở nhưng chỉ có 2 nhà vệ sinh gây bất tiện cho sinh hoạt. Chính vì vậy, Ban quản lý Làng sinh viên Hacinco cho một số công ty thuê lại làm văn phòng.
Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Làng sinh viên Hacinco được xây dựng bằng chính nguồn vốn do chủ đầu tư bỏ ra. “Cho thuê văn phòng, làm nhà hàng... đều sai so với mục tiêu ban đầu làm nhà ở sinh viên. Tuy nhiên, chủ đầu tư không thu hồi được vốn, doanh nghiệp khó khăn nên họ phải tự xoay xở cắt xén chỗ ở sinh viên để làm dịch vụ”, vị này nói.
Tốn tiền xây rồi để ế
Khu nhà ở sinh viên tại Pháp Vân (Tứ Hiệp, Hoàng Mai, Hà Nội) có sức chứa hơn 10.000 chỗ ở được đưa vào sử dụng từ tháng 1/2015 với 3 khối nhà lại thưa thớt, vắng đến kinh ngạc. Mỗi phòng rộng gần 57m2, được trang bị đầy đủ thiết bị như bình nóng lạnh, vòi tắm hoa sen, bàn học, giường tầng, có lắp đầu chờ điều hòa...
Theo quy định, một phòng có 8 người ở với giá thuê là 205.000 đồng/người/tháng (chưa bao gồm giá điện, nước). Sau 8 tháng đi vào hoạt động, số sinh viên chuyển đến ở chỉ khoảng gần 500 người (tương đương 5% công suất khu nhà).
Ông Lê Phúc Lợi, Trưởng ban Quản lý Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân cho hay: “Khu nhà này không hút khách do giao thông không thuận lợi. Tính tới thời điểm này, mới chỉ có 1 tuyến xe buýt duy nhất đi vào Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp”.
Cũng theo ông Lợi, Ban Quản lý đề nghị UBND TP Hà Nội nghiên cứu tăng cường các tuyến xe buýt hoạt động qua Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp. Đặc biệt là tuyến xe buýt chạy dọc đường Giải Phóng qua các trường đại học: Xây dựng, Đại học Kinh tế, Đại học Bách khoa… Có như vậy mới hy vọng thu hút được sinh viên các trường đại học này tới ở tại đây.
Hiện, ngoài 3 khối nhà đã đưa vào sử dụng, những khu nhà ở sinh viên khác (Pháp Vân, Tứ Hiệp) đã xây xong phần thô 2 khối nhà thì hết vốn. Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trước mối lo ngại công tác bố trí vốn gặp nhiều khó khăn, để giảm tải áp lực về nhu cầu vốn cho dự án, cơ quan này đã kiến nghị chuyển đổi hạng mục nhà A3 thuộc Pháp Vân, Tứ Hiệp từ nhà ở sinh viên sang loại hình nhà xã hội để bán cho người khó khăn về nhà ở trên địa bàn.
Nếu áp dụng phương án này sẽ thu hồi được khoảng 110 tỷ đồng để thanh toán cho đơn vị thi công và đầu tư cho các hạng mục còn lại. Theo Sở Xây dựng, khi chuyển đổi hạng mục nhà A3 từ nhà ở sinh viên sang căn hộ để bán sẽ phải điều chỉnh công năng công trình cho phù hợp mục đích sử dụng.
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Trí Dũng cho rằng: “Với 2 khối nhà xây dựng dở dang nếu ngân sách tiếp tục bỏ vốn nhưng khi hoàn thành không ai vào ở thì rất lãng phí. Chúng tôi đề xuất chuyển sang nhà ở xã hội để phục vụ cho người nghèo đô thị đang thiếu và cần thiết không khác gì nhà ở sinh viên (người nghèo đô thị, sinh viên, công nhân đều nằm trong Chiến lược phát triển nhà ở được Bộ Xây dựng quan tâm - PV). Đồng thời, nhà nước sẽ thu hồi được vốn đang đọng tại dự án”, ông Dũng nói.
Làng sinh viên Hacinco đang bị chính chủ đầu tư “chiếm dụng”. Ảnh: Như Ý.
Nhà hàng, quán bar “đá” sinh viên
Làng sinh viên Hacinco (Thanh Xuân, Hà Nội) là mô hình nhà ở sinh viên đầu tiên trên địa bàn Hà Nội do Cty Xây dựng số 2 (Handico 2) làm chủ đầu tư. Có mặt tại đây dễ thấy tấm biển làng sinh viên lọt thỏm trong vô số những tấm biển quảng cáo đủ sắc màu như: 8X Café, Galaxy...
Tại cổng số 1, mặt đường Ngụy Như Kon Tum được tận dụng làm quán cà phê, cửa hàng thuốc, nhà hàng ăn. Mặt sau, phía cổng hướng ra đường Lê Văn Thiêm cũng thành nhà trẻ, các công ty thuê làm văn phòng. Trong khuôn viên làng sinh viên, nhà hàng, quán bar, dịch vụ đủ kiểu mọc lên như nấm. Được biết, để thuê nhà trong khu này, nhiều sinh viên phải làm hồ sơ vất vả. Hiện, có hàng nghìn sinh viên muốn thuê nhưng lượng phòng có hạn.
Chị Ngô Thị Thủy, sinh viên sống trong Làng sinh viên Hacinco chia sẻ: “Tôi thấy khu nhà ở sinh viên bây giờ bị thương mại hóa nhiều quá. Trong khi ký túc xá thiếu nhà sinh hoạt, thư viện, nhưng văn phòng, quán mọc lên dưới chân toà nhà”.
Ông Đinh Đại Cồ, Giám đốc Xí nghiệp Dịch vụ và Kinh doanh nhà Làng sinh viên Hacinco cho biết: Hiện tại có 3.450 sinh viên đang cư trú tại đây. Mức giá thuê phòng dao động từ 250.000 - 350.000 đồng/tháng.
Theo ông Cồ, 6 căn hộ tại nhà A có thiết kế cũ không phù hợp với nhu cầu sử dụng. Tức là căn hộ lên đến 150 m2, cho 24 người ở nhưng chỉ có 2 nhà vệ sinh gây bất tiện cho sinh hoạt. Chính vì vậy, Ban quản lý Làng sinh viên Hacinco cho một số công ty thuê lại làm văn phòng.
Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Làng sinh viên Hacinco được xây dựng bằng chính nguồn vốn do chủ đầu tư bỏ ra. “Cho thuê văn phòng, làm nhà hàng... đều sai so với mục tiêu ban đầu làm nhà ở sinh viên. Tuy nhiên, chủ đầu tư không thu hồi được vốn, doanh nghiệp khó khăn nên họ phải tự xoay xở cắt xén chỗ ở sinh viên để làm dịch vụ”, vị này nói.
Tốn tiền xây rồi để ế
Khu nhà ở sinh viên tại Pháp Vân (Tứ Hiệp, Hoàng Mai, Hà Nội) có sức chứa hơn 10.000 chỗ ở được đưa vào sử dụng từ tháng 1/2015 với 3 khối nhà lại thưa thớt, vắng đến kinh ngạc. Mỗi phòng rộng gần 57m2, được trang bị đầy đủ thiết bị như bình nóng lạnh, vòi tắm hoa sen, bàn học, giường tầng, có lắp đầu chờ điều hòa...
Theo quy định, một phòng có 8 người ở với giá thuê là 205.000 đồng/người/tháng (chưa bao gồm giá điện, nước). Sau 8 tháng đi vào hoạt động, số sinh viên chuyển đến ở chỉ khoảng gần 500 người (tương đương 5% công suất khu nhà).
Ông Lê Phúc Lợi, Trưởng ban Quản lý Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân cho hay: “Khu nhà này không hút khách do giao thông không thuận lợi. Tính tới thời điểm này, mới chỉ có 1 tuyến xe buýt duy nhất đi vào Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp”.
Cũng theo ông Lợi, Ban Quản lý đề nghị UBND TP Hà Nội nghiên cứu tăng cường các tuyến xe buýt hoạt động qua Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp. Đặc biệt là tuyến xe buýt chạy dọc đường Giải Phóng qua các trường đại học: Xây dựng, Đại học Kinh tế, Đại học Bách khoa… Có như vậy mới hy vọng thu hút được sinh viên các trường đại học này tới ở tại đây.
Hiện, ngoài 3 khối nhà đã đưa vào sử dụng, những khu nhà ở sinh viên khác (Pháp Vân, Tứ Hiệp) đã xây xong phần thô 2 khối nhà thì hết vốn. Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trước mối lo ngại công tác bố trí vốn gặp nhiều khó khăn, để giảm tải áp lực về nhu cầu vốn cho dự án, cơ quan này đã kiến nghị chuyển đổi hạng mục nhà A3 thuộc Pháp Vân, Tứ Hiệp từ nhà ở sinh viên sang loại hình nhà xã hội để bán cho người khó khăn về nhà ở trên địa bàn.
Nếu áp dụng phương án này sẽ thu hồi được khoảng 110 tỷ đồng để thanh toán cho đơn vị thi công và đầu tư cho các hạng mục còn lại. Theo Sở Xây dựng, khi chuyển đổi hạng mục nhà A3 từ nhà ở sinh viên sang căn hộ để bán sẽ phải điều chỉnh công năng công trình cho phù hợp mục đích sử dụng.
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Trí Dũng cho rằng: “Với 2 khối nhà xây dựng dở dang nếu ngân sách tiếp tục bỏ vốn nhưng khi hoàn thành không ai vào ở thì rất lãng phí. Chúng tôi đề xuất chuyển sang nhà ở xã hội để phục vụ cho người nghèo đô thị đang thiếu và cần thiết không khác gì nhà ở sinh viên (người nghèo đô thị, sinh viên, công nhân đều nằm trong Chiến lược phát triển nhà ở được Bộ Xây dựng quan tâm - PV). Đồng thời, nhà nước sẽ thu hồi được vốn đang đọng tại dự án”, ông Dũng nói.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, mục tiêu phát triển nhà ở đến năm 2020, TP Hà Nội phải hoàn thành đầu tư xây dựng 1,34 triệu m2 sàn nhà ở học sinh, sinh viên, đến nay đã đầu tư được 360 nghìn m2 sàn và cần tiếp tục đầu tư 980 nghìn m2 sàn.
Không có nhận xét nào