Thị trường bất động sản: Bong bóng có “nổ” ?
Thị trường bất động sản (BĐS) thời gian qua liên tục tăng trưởng một cách “chóng mặt” khiến cho một số chuyên gia kinh tế cảm thấy lo lắng “bong bóng” BĐS quay trở lại.
Thị trường BĐS đã từng xuất hiện “bong bóng” trong năm 2007, 2010 khiến cho “cơn sốt” đầu cơ BĐS luôn luôn nóng. Nhưng đến giai đoạn thị trường BĐS chững lại trong các năm 2008, 2009, 2011 và 2012 đến cuối năm 2013 do ảnh hưởng chung của nền kinh tế, “bong bóng” BĐS đã khiến cho không ít chủ đầu tư, nhà đầu cơ điêu đứng. Nhẹ thì mất tiền hoặc trở thành “con nợ” bất đắc dĩ của các ngân hàng. Nặng thì vào tù ra tội với tội danh lừa đảo hoặc lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Đây là kết quả đau lòng mà “bong bóng” BĐS đã để lại cho thị trường. Hàng chục nghìn căn hộ chưa có chủ, hàng trăm dự án lớn dở dang... Tất cả những điều trên ảnh hưởng và gây tác hại rất lớn đến nền kinh tế trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp (DN) ngành xây dựng. Không chỉ vậy, “bong bóng” cũng khiến cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng nảy sinh “nợ xấu”, bị “om” tiền ở các dự án “chết lâm sàng”.
Vì lẽ đó, các cơ quan quản lý đã phải đưa ra nhiều chủ trương, giải pháp để “cứu” thị trường BĐS. Phần lớn, các nhà đầu tư thứ cấp, người dân cũng mong muốn thị trường BĐS giao dịch trở lại một cách chậm rãi. Về phía các tổ chức tín dụng, thị trường càng được khơi thông thì họ mới có cơ hội “thu hồi” nhanh vốn vay hiện đang bị đọng lại ở một số dự án.
Ông Lê Anh Sơn, GĐ Cty Đại Cát, nhận định, “bong bóng” BĐS chỉ xuất hiện khi mà nền kinh tế có sự phát triển nhanh trong khi các chính sách tín dụng lại “lỏng”, việc cấp tín dụng dễ dàng. Thông thường, sự lệch pha này sẽ xảy ra ở thị trường BĐS trong phân khúc cao cấp.
Trên thực tế, thị trường BĐS ở nước ta trong thời gian này đang có sự tăng trưởng khá ổn định. Bởi nền kinh tế trong nước vẫn đang trên đà phục hồi, tăng trưởng tín dụng khá ổn định từ cuối năm 2013. Theo đó, năm 2013 mức tăng trưởng là 12,51%, năm 2014 mức tăng trưởng là 12,62%. Dự kiến, mức tăng trưởng năm 2015 là khoảng 16%. Điều này cho thấy hiện tượng “bong bóng” BĐS trong năm 2015 và có thể cả năm 2016 khó có thể xảy ra.
Thêm vào đó, các chính sách hiện nay đang giữ sự ổn định nền kinh tế vĩ mô, lạm phát đã được kiểm soát. Việc Ngân hàng Nhà nước tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại sẽ giúp tín dụng chặt chẽ nhưng linh hoạt hơn. Tình trạng nợ xấu ở các ngân hàng đang dần được kiểm soát và trở về mức hợp lý. Những chính sách mới bắt đầu có hiệu lực sẽ giúp cho thị trường BĐS được khơi thông, khiến cho các giao dịch thực trên thị trường xuất hiện nhiều hơn, không còn nhiều tình trạng các nhà đầu cơ thứ cấp “găm hàng” đẩy giá.
Thị trường BĐS vẫn đang phát triển tốt từ phân khúc BĐS trung cấp trở xuống. Điều đó khiến cho hiện tượng đầu cơ ít xảy ra. Còn ở thị trường BĐS cao cấp, lượng căn hộ nằm ở phân khúc này đang tăng và có chiều hướng phát triển mạnh. Tuy nhiên, nó vẫn nằm trong tầm kiểm soát của thị trường, các giao dịch diễn ra bình thường chứ không tăng “đột biến”.
Theo ông Sơn, thị trường BĐS đang phát triển đều và chưa có dấu hiệu xuất hiện của “bong bóng” BĐS trong ngắn hạn. Về dài hạn, các cơ quan quản lý vẫn cần phải tăng cường quản lý, kiểm tra và kiểm soát thị trường, đặc biệt là các dự án mới hoặc những dự án đã từng tai tiếng.
“Cần phải công khai thông tin nhiều hơn nữa về các dự án, các chủ đầu tư để người mua nhà nắm được. Việc Tổng cục Thuế công khai các DN và dự án nợ thuế là điều nên làm, nó sẽ góp phần khiến cho thị trường BĐS công khai và minh bạch hơn”, ông Sơn nhấn mạnh.
Nhìn chung, “bong bóng” BĐS thời gian qua vẫn chưa xuất hiện khiến cho nhiều người dân cảm thấy yên tâm. Tuy nhiên, trên thị trường vẫn còn xảy ra tình trạng “đẩy giá” từ một số sàn BĐS, khiến cho không ít người mua nhà cảm thấy hoài nghi và giảm niềm tin vào chủ đầu tư.Mua Ban Nha Dat - bán nhà
Thị trường BĐS đã từng xuất hiện “bong bóng” trong năm 2007, 2010 khiến cho “cơn sốt” đầu cơ BĐS luôn luôn nóng. Nhưng đến giai đoạn thị trường BĐS chững lại trong các năm 2008, 2009, 2011 và 2012 đến cuối năm 2013 do ảnh hưởng chung của nền kinh tế, “bong bóng” BĐS đã khiến cho không ít chủ đầu tư, nhà đầu cơ điêu đứng. Nhẹ thì mất tiền hoặc trở thành “con nợ” bất đắc dĩ của các ngân hàng. Nặng thì vào tù ra tội với tội danh lừa đảo hoặc lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Đây là kết quả đau lòng mà “bong bóng” BĐS đã để lại cho thị trường. Hàng chục nghìn căn hộ chưa có chủ, hàng trăm dự án lớn dở dang... Tất cả những điều trên ảnh hưởng và gây tác hại rất lớn đến nền kinh tế trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp (DN) ngành xây dựng. Không chỉ vậy, “bong bóng” cũng khiến cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng nảy sinh “nợ xấu”, bị “om” tiền ở các dự án “chết lâm sàng”.
Thị trường BĐS chưa xuất hiện “bong bóng”. Ảnh: Nguyễn Tuấn
Vì lẽ đó, các cơ quan quản lý đã phải đưa ra nhiều chủ trương, giải pháp để “cứu” thị trường BĐS. Phần lớn, các nhà đầu tư thứ cấp, người dân cũng mong muốn thị trường BĐS giao dịch trở lại một cách chậm rãi. Về phía các tổ chức tín dụng, thị trường càng được khơi thông thì họ mới có cơ hội “thu hồi” nhanh vốn vay hiện đang bị đọng lại ở một số dự án.
Ông Lê Anh Sơn, GĐ Cty Đại Cát, nhận định, “bong bóng” BĐS chỉ xuất hiện khi mà nền kinh tế có sự phát triển nhanh trong khi các chính sách tín dụng lại “lỏng”, việc cấp tín dụng dễ dàng. Thông thường, sự lệch pha này sẽ xảy ra ở thị trường BĐS trong phân khúc cao cấp.
Trên thực tế, thị trường BĐS ở nước ta trong thời gian này đang có sự tăng trưởng khá ổn định. Bởi nền kinh tế trong nước vẫn đang trên đà phục hồi, tăng trưởng tín dụng khá ổn định từ cuối năm 2013. Theo đó, năm 2013 mức tăng trưởng là 12,51%, năm 2014 mức tăng trưởng là 12,62%. Dự kiến, mức tăng trưởng năm 2015 là khoảng 16%. Điều này cho thấy hiện tượng “bong bóng” BĐS trong năm 2015 và có thể cả năm 2016 khó có thể xảy ra.
Thêm vào đó, các chính sách hiện nay đang giữ sự ổn định nền kinh tế vĩ mô, lạm phát đã được kiểm soát. Việc Ngân hàng Nhà nước tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại sẽ giúp tín dụng chặt chẽ nhưng linh hoạt hơn. Tình trạng nợ xấu ở các ngân hàng đang dần được kiểm soát và trở về mức hợp lý. Những chính sách mới bắt đầu có hiệu lực sẽ giúp cho thị trường BĐS được khơi thông, khiến cho các giao dịch thực trên thị trường xuất hiện nhiều hơn, không còn nhiều tình trạng các nhà đầu cơ thứ cấp “găm hàng” đẩy giá.
Thị trường BĐS vẫn đang phát triển tốt từ phân khúc BĐS trung cấp trở xuống. Điều đó khiến cho hiện tượng đầu cơ ít xảy ra. Còn ở thị trường BĐS cao cấp, lượng căn hộ nằm ở phân khúc này đang tăng và có chiều hướng phát triển mạnh. Tuy nhiên, nó vẫn nằm trong tầm kiểm soát của thị trường, các giao dịch diễn ra bình thường chứ không tăng “đột biến”.
Theo ông Sơn, thị trường BĐS đang phát triển đều và chưa có dấu hiệu xuất hiện của “bong bóng” BĐS trong ngắn hạn. Về dài hạn, các cơ quan quản lý vẫn cần phải tăng cường quản lý, kiểm tra và kiểm soát thị trường, đặc biệt là các dự án mới hoặc những dự án đã từng tai tiếng.
“Cần phải công khai thông tin nhiều hơn nữa về các dự án, các chủ đầu tư để người mua nhà nắm được. Việc Tổng cục Thuế công khai các DN và dự án nợ thuế là điều nên làm, nó sẽ góp phần khiến cho thị trường BĐS công khai và minh bạch hơn”, ông Sơn nhấn mạnh.
Nhìn chung, “bong bóng” BĐS thời gian qua vẫn chưa xuất hiện khiến cho nhiều người dân cảm thấy yên tâm. Tuy nhiên, trên thị trường vẫn còn xảy ra tình trạng “đẩy giá” từ một số sàn BĐS, khiến cho không ít người mua nhà cảm thấy hoài nghi và giảm niềm tin vào chủ đầu tư.Mua Ban Nha Dat - bán nhà
Có thể bạn quan tâm:
Không có nhận xét nào