Tồn kho BĐS Tp.HCM giảm mạnh trong vòng 3 năm
Lượng hàng tồn kho trên thị trường bất động sản (BĐS) Tp.HCM vào thời điểm cuối năm 2012 là 14.490 căn. Thời điểm hiện tại, có 11.088 căn đã được thị trường tiêu thụ, đạt tỷ lệ 76,5%.
Trên địa bàn Tp.HCM, trong tháng 7/2015 đã có 20 dự án thông báo huy động vốn với tổng số tiền 17.624 tỷ đồng, quy mô 11.775 căn hộ và nền đất.
Báo cáo tổng kết tình hình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011-2015 của UBND Tp.HCM cho biết, lĩnh vực BĐS trong giai đoạn 2011-2013 có tốc độ tăng trưởng âm bởi chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới và của cả Việt Nam. Mặc dù vậy, thị trường đã ấm dần lên khi bước sang năm 2014 và đạt tốc độ tăng trưởng 9%.
Hiện tại, với mức tăng trưởng đạt 8%, thị trường BĐS Tp.HCM đã ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ và tăng trưởng rõ nét, đồng thời cũng chiếm tỷ trọng 5,5% trong ngành dịch vụ. Qua đây có thể thấy, các thị trường khác như vật liệu xây dựng, lao động, tài chính đang chịu sự tác động mạnh mẽ của thị trường BĐS. Đặc biệt, ngân sách của Tp.HCM nhờ đó cũng được tăng lên đáng kể.
Không những vậy, hạn mức tín dụng cam kết cho vay từ gói ưu đãi 30 nghìn tỷ đồng từ đầu năm 2015 đến nay đã đạt hơn 1.4000 tỷ đồng cho 2.449 khách hàng vay (so với giai đoạn 2013-2014 tăng 10%); giải ngân so với giai đoạn 2013-2014 là 75%, đạt 866,82 tỷ đồng. Lũy kế đến ngày 30/6/2015, trên địa bàn TP, hạn mức tín dụng cam kết cho vay là 3.353,72 tỷ đồng với 4.677 khách hàng vay. Trong đó 2.645,72 tỷ đồng cho 4.674 cá nhân vay và 708 tỷ đồng cho 3 doanh nghiệp vay. Tốc độ giải ngân đạt 2.009 tỷ đồng.
Hiện có 9 dự án trên địa bàn TP được chuyển từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội với 8.175 căn; 1 dự án với 360 căn được chuyển đổi sang bệnh viện 500 giường và 11 dự án được điều chỉnh từ diện tích lớn sang diện tích nhỏ với 7.774 căn.
UBND Tp.HCM cho biết, thị trường BĐS tăng trưởng tốt cũng một phần nhờ vào quá trình đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông ở tất cả 4 hướng phát triển của TP. Như về khu vực phía Đông TP, có Cụm khu đô thị và khu công nghiệp cảng Hiệp Phước; đường cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây; dự án mở rộng xa lộ Hà Nội;… đã khiến thị trường BĐS tại khu vực này đang diễn ra ngày một “nóng”.
Sắp tới, hệ thống hạ tầng sẽ được TP tập trung phát triển tại khu vực Tây Bắc (đã được phê duyệt quy hoạch phân khu 1/2000), Khu vực phía Nam sẽ được tăng quỹ đất phát triển, đồng thời, vào năm 2020 sẽ thành lập khu kinh tế đặc biệt Tp.HCM. Những chiến lược trên sẽ tạo ra một sức hút mới hấp dẫn đối với các doanh nghiệp địa ốc đổ về đây.
Trên địa bàn Tp.HCM, trong tháng 7/2015 đã có 20 dự án thông báo huy động vốn với tổng số tiền 17.624 tỷ đồng, quy mô 11.775 căn hộ và nền đất.
Báo cáo tổng kết tình hình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011-2015 của UBND Tp.HCM cho biết, lĩnh vực BĐS trong giai đoạn 2011-2013 có tốc độ tăng trưởng âm bởi chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới và của cả Việt Nam. Mặc dù vậy, thị trường đã ấm dần lên khi bước sang năm 2014 và đạt tốc độ tăng trưởng 9%.
Sau 3 năm, lượng hàng tồn kho trên thị trường BĐS Tp.HCM đã giảm đáng kể
Hiện tại, với mức tăng trưởng đạt 8%, thị trường BĐS Tp.HCM đã ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ và tăng trưởng rõ nét, đồng thời cũng chiếm tỷ trọng 5,5% trong ngành dịch vụ. Qua đây có thể thấy, các thị trường khác như vật liệu xây dựng, lao động, tài chính đang chịu sự tác động mạnh mẽ của thị trường BĐS. Đặc biệt, ngân sách của Tp.HCM nhờ đó cũng được tăng lên đáng kể.
Không những vậy, hạn mức tín dụng cam kết cho vay từ gói ưu đãi 30 nghìn tỷ đồng từ đầu năm 2015 đến nay đã đạt hơn 1.4000 tỷ đồng cho 2.449 khách hàng vay (so với giai đoạn 2013-2014 tăng 10%); giải ngân so với giai đoạn 2013-2014 là 75%, đạt 866,82 tỷ đồng. Lũy kế đến ngày 30/6/2015, trên địa bàn TP, hạn mức tín dụng cam kết cho vay là 3.353,72 tỷ đồng với 4.677 khách hàng vay. Trong đó 2.645,72 tỷ đồng cho 4.674 cá nhân vay và 708 tỷ đồng cho 3 doanh nghiệp vay. Tốc độ giải ngân đạt 2.009 tỷ đồng.
Hiện có 9 dự án trên địa bàn TP được chuyển từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội với 8.175 căn; 1 dự án với 360 căn được chuyển đổi sang bệnh viện 500 giường và 11 dự án được điều chỉnh từ diện tích lớn sang diện tích nhỏ với 7.774 căn.
UBND Tp.HCM cho biết, thị trường BĐS tăng trưởng tốt cũng một phần nhờ vào quá trình đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông ở tất cả 4 hướng phát triển của TP. Như về khu vực phía Đông TP, có Cụm khu đô thị và khu công nghiệp cảng Hiệp Phước; đường cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây; dự án mở rộng xa lộ Hà Nội;… đã khiến thị trường BĐS tại khu vực này đang diễn ra ngày một “nóng”.
Sắp tới, hệ thống hạ tầng sẽ được TP tập trung phát triển tại khu vực Tây Bắc (đã được phê duyệt quy hoạch phân khu 1/2000), Khu vực phía Nam sẽ được tăng quỹ đất phát triển, đồng thời, vào năm 2020 sẽ thành lập khu kinh tế đặc biệt Tp.HCM. Những chiến lược trên sẽ tạo ra một sức hút mới hấp dẫn đối với các doanh nghiệp địa ốc đổ về đây.
Không có nhận xét nào