TPHCM: Vốn FDI chảy vào bất động sản nhiều nhất
Trong khi nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cả nước trong 8 tháng đầu năm nay chủ yếu chảy vào ngành chế biến, chế tạo thì tại TPHCM nguồn vốn này lại tập trung vào lĩnh vực bất động sản.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cam kết vào TPHCM trong 8 tháng đầu năm nay chủ yếu là lĩnh vực bất động sản. Trong ảnh là một góc khu trung tâm thành phố nhìn từ trên cao -Ảnh: Quốc Hùng
Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản chiếm đến hơn 61% tổng vốn FDI cam kết vào thành phố trong 8 tháng qua.
Báo cáo của Cục Thống kê TPHCM cũng cho thấy, trong 8 tháng đầu năm nay TPHCM có 327 dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt hơn 2,31 tỉ đô la Mỹ. Trong đó lĩnh vực bất động sản dù chỉ có 5 dự án đầu tư mới nhưng số vốn cam kết đầu tư lên đến 1,428 tỉ đô la Mỹ, nhiều nhất so với các lĩnh vực đầu tư khác.
Lĩnh vực công nghiệp dù có số dự án lên đến 40 dự án nhưng vốn cam kết chỉ chiếm 25,3% tổng vốn đầu tư, đạt gần 586 triệu đô la Mỹ. Lĩnh vực thương mại có đến 90 dự án đầu tư mới được cấp phép nhưng vốn cam kết cũng chỉ đạt 116 triệu đô la Mỹ, chiếm 5% tổng vốn đầu tư...
Số vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản tại địa bàn TPHCM chiếm gần 78,5% tổng vốn cam kết của doanh nghiệp FDI vào bất động sản cả nước trong 8 tháng qua.
Trong số những dự án bất động sản mới, đáng chú ý nhất là dự án của Công ty TNHH Liên danh Empire City cam kết đầu tư 1,2 tỉ đô la Mỹ để xây dựng khu phức hợp tháp quan sát (Empire City) gồm tòa nhà cao 86 tầng, khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại...tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2, TPHCM, theo Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Công ty Empire City là liên danh được góp vốn bởi hai công ty trong nước là Công ty Cổ phần Bất động sản Tiến Phước, Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái và đối tác nước ngoài là Công ty Denver Power Ltd (Vương quốc Anh) thuộc Tập đoàn tài chính đa quốc gia Gaw Capital Partners. Nhà đầu tư đang hoàn tất các thủ tục để có thể khởi công dự án vào quí 4-2015 và hoàn thành toàn bộ công trình vào năm 2022, tạo thành một điểm nhấn về kiến trúc tại khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Theo giới quan sát, sau khi chính phủ cho phép người nước ngoài, Việt kiều được mua nhà tại Việt Nam và nền kinh tế trong nước có chiều hướng tăng trưởng trở lại, các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản đã bắt đầu quay trở lại Việt Nam, trong đó đáng chú ý là TPHCM.
Tại thành phố này, các nhà đầu tư quan tâm đến việc phát triển các dự án khu căn hộ, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, khách sạn cao cấp. Dự báo nguồn vốn FDI vào lĩnh vưc bất động sản tiếp tục tăng cao vào thành phố khi mới đây Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) đã chấp nhận ký quỹ khoảng 2.000 tỉ đồng tiền sử dụng đất để được giao trước 6 lô đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhằm phát triển dự án khu phức hợp thông minh có vốn đầu tư đến 2,1 tỉ đô la Mỹ tại khu đô thị này.
Các chuyên gia trong ngành đánh giá thị trường bất động sản trong nước có những dấu hiệu phục hồi, nên các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, đặc biệt là ở các đô thị lớn như TPHCM, nơi dân số đông, nhu cầu nhà ở tăng cao và hạ tầng thương mại còn thiếu. Điều này cũng đang kéo theo các quỹ đầu tư nước ngoài hướng vào thành phố trong lĩnh vực bất động sản thông qua việc đầu tư gián tiếp.
Một điểm đáng chú ý nữa đối với nguồn vốn FDI vào địa bàn TPHCM trong 8 tháng qua đó là các dự án đầu tư mới cam kết vào thành phố đúng như chủ trương thu hút đầu tư của lãnh đạo thành phố như lĩnh vực giáo dục - đào tạo có 8 dự án với số vốn cam kết 71,3 triệu đô la Mỹ; hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ có đến 73 dự án; thông tin truyền thông có 53 dự án;vận tải kho bãi 17 dự án...
Mua Ban Nha Dat - bán nhà
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cam kết vào TPHCM trong 8 tháng đầu năm nay chủ yếu là lĩnh vực bất động sản. Trong ảnh là một góc khu trung tâm thành phố nhìn từ trên cao -Ảnh: Quốc Hùng
Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản chiếm đến hơn 61% tổng vốn FDI cam kết vào thành phố trong 8 tháng qua.
Báo cáo của Cục Thống kê TPHCM cũng cho thấy, trong 8 tháng đầu năm nay TPHCM có 327 dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt hơn 2,31 tỉ đô la Mỹ. Trong đó lĩnh vực bất động sản dù chỉ có 5 dự án đầu tư mới nhưng số vốn cam kết đầu tư lên đến 1,428 tỉ đô la Mỹ, nhiều nhất so với các lĩnh vực đầu tư khác.
Lĩnh vực công nghiệp dù có số dự án lên đến 40 dự án nhưng vốn cam kết chỉ chiếm 25,3% tổng vốn đầu tư, đạt gần 586 triệu đô la Mỹ. Lĩnh vực thương mại có đến 90 dự án đầu tư mới được cấp phép nhưng vốn cam kết cũng chỉ đạt 116 triệu đô la Mỹ, chiếm 5% tổng vốn đầu tư...
Số vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản tại địa bàn TPHCM chiếm gần 78,5% tổng vốn cam kết của doanh nghiệp FDI vào bất động sản cả nước trong 8 tháng qua.
Trong số những dự án bất động sản mới, đáng chú ý nhất là dự án của Công ty TNHH Liên danh Empire City cam kết đầu tư 1,2 tỉ đô la Mỹ để xây dựng khu phức hợp tháp quan sát (Empire City) gồm tòa nhà cao 86 tầng, khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại...tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2, TPHCM, theo Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Công ty Empire City là liên danh được góp vốn bởi hai công ty trong nước là Công ty Cổ phần Bất động sản Tiến Phước, Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái và đối tác nước ngoài là Công ty Denver Power Ltd (Vương quốc Anh) thuộc Tập đoàn tài chính đa quốc gia Gaw Capital Partners. Nhà đầu tư đang hoàn tất các thủ tục để có thể khởi công dự án vào quí 4-2015 và hoàn thành toàn bộ công trình vào năm 2022, tạo thành một điểm nhấn về kiến trúc tại khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Theo giới quan sát, sau khi chính phủ cho phép người nước ngoài, Việt kiều được mua nhà tại Việt Nam và nền kinh tế trong nước có chiều hướng tăng trưởng trở lại, các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản đã bắt đầu quay trở lại Việt Nam, trong đó đáng chú ý là TPHCM.
Tại thành phố này, các nhà đầu tư quan tâm đến việc phát triển các dự án khu căn hộ, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, khách sạn cao cấp. Dự báo nguồn vốn FDI vào lĩnh vưc bất động sản tiếp tục tăng cao vào thành phố khi mới đây Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) đã chấp nhận ký quỹ khoảng 2.000 tỉ đồng tiền sử dụng đất để được giao trước 6 lô đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhằm phát triển dự án khu phức hợp thông minh có vốn đầu tư đến 2,1 tỉ đô la Mỹ tại khu đô thị này.
Các chuyên gia trong ngành đánh giá thị trường bất động sản trong nước có những dấu hiệu phục hồi, nên các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, đặc biệt là ở các đô thị lớn như TPHCM, nơi dân số đông, nhu cầu nhà ở tăng cao và hạ tầng thương mại còn thiếu. Điều này cũng đang kéo theo các quỹ đầu tư nước ngoài hướng vào thành phố trong lĩnh vực bất động sản thông qua việc đầu tư gián tiếp.
Một điểm đáng chú ý nữa đối với nguồn vốn FDI vào địa bàn TPHCM trong 8 tháng qua đó là các dự án đầu tư mới cam kết vào thành phố đúng như chủ trương thu hút đầu tư của lãnh đạo thành phố như lĩnh vực giáo dục - đào tạo có 8 dự án với số vốn cam kết 71,3 triệu đô la Mỹ; hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ có đến 73 dự án; thông tin truyền thông có 53 dự án;vận tải kho bãi 17 dự án...
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong 8 tháng đầu năm nay, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm cả nước là 13,33 tỉ đô la Mỹ, tăng đến 30,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Công nghiệp chế biến - chế tạo đứng đầu, đạt 10,35 tỉ đô la Mỹ, chiếm 77,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai là 1,82 tỉ đô la Mỹ, chiếm 13,7% tổng vốn đầu tư.
Trong 8 tháng năm 2015, tỉnh Bắc Ninh đã vươn lên dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,33 tỉ đô la Mỹ, chiếm 25% tổng vốn đầu tư đăng ký. TPHCM đứng ở vị trí thứ 2 đạt 2,42 tỉ đô la Mỹ, chiếm 18,2%.
Trong 8 tháng năm 2015, tỉnh Bắc Ninh đã vươn lên dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,33 tỉ đô la Mỹ, chiếm 25% tổng vốn đầu tư đăng ký. TPHCM đứng ở vị trí thứ 2 đạt 2,42 tỉ đô la Mỹ, chiếm 18,2%.
Có thể bạn quan tâm:
Không có nhận xét nào