FTA kích đầu tư vào bất động sản thương mại
Hiện nay, các chủ đầu tư có xu hướng chuyển từ cho thuê dài hạn đất công nghiệp sang xây dựng nhà xưởng cho thuê với diện tích khoảng 2.000 – 3.000 m2, với giá chào thuê khoảng 2,5-3,5 USD/m2/tháng).
Năm 2015 đánh dấu bước tiến mạnh mẽ trong hội nhập của Việt Nam với kinh tế toàn cầu, mà điểm nhấn là việc ký kết các hiệp định TPP, EVFTA và AEC. Quan trọng là Việt Nam đã tham gia được vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu để mở rộng thị trường. Thời khắc vàng đã điểm, nhất là đối với ngành công nghiệp hỗ trợ.
Để phát triển ngành công nghiệp này, Đại sứ Bruno Angelet, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, cho rằng, khu vực tư nhân của Việt Nam phải được hỗ trợ bằng các chính sách cũng như tài chính, để tăng cường cung cấp linh kiện cho các DN châu Âu tại Việt Nam, thay vì nhập khẩu từ nước ngoài.
Nói khác đi, hàng xuất khẩu của Việt Nam phải dần dần do chính các DN Việt tạo ra, qua đó tạo thêm giá trị gia tăng cho nền kinh tế nội địa. Sẽ càng có ý nghĩa hơn nếu DN Việt Nam đảm trách tốt việc cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện cho DN nước ngoài khi vào đầu tư, giúp giảm chi phí sản xuất.
Hiện đã có nhiều chính sách hỗ trợ từ trung ương tới địa phương cho các DN đầu tư vào công nghiệp phụ trợ. Bởi ngày nay, một sản phẩm công nghiệp là kết quả của sự phân công và hợp tác của nhiều DN, nhiều quốc gia. Mỗi quốc gia, mỗi DN sẽ chỉ cung ứng những chi tiết với chất lượng tốt nhất, chi phí thấp nhất để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm cuối cùng.
Vì vậy, muốn vị trí có giá trị gia tăng cao hơn, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu thì chính sách công nghiệp hình thành cũng phải xuất phát từ sự phân công và định hình hợp tác trên phạm vi toàn cầu. Quỹ đất dành cho các DN này cũng cần phải được cân nhắc.
TP. HCM đã dành 250ha đất tại 8 KCN trọng điểm để các DN hỗ trợ vào đầu tư. Ngoài ra, thành phố còn xây thí điểm bốn nhà xưởng cao tầng tại các KCN - Khu chế xuất Linh Trung, Tân Tạo, Hiệp Phước và Đông Nam hút dòng vốn FDI từ các DN có kỹ thuật tiên tiến, bảo vệ môi trường.
Ông Võ Văn Hữu Phước, Giám đốc Bộ phận Định giá và Nghiên cứu, Cushman & Wakefield Việt Nam xác nhận, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài thông qua mạng lưới của họ, đang tìm đến thị trường BĐS Việt Nam. Nhiều nhất là các nhà đầu tư đến từ châu Á và Mỹ. Đây là thời điểm thuận lợi cho BĐS KCN tăng trưởng nếu chọn đúng điểm rơi của thị trường.
Theo thống kê, đầu tư FDI tập trung mạnh vào khu vực đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ với bình quân chiếm hơn 70% vốn FDI cả nước. Điều này cũng tương đối dễ hiểu vì các khu vực này có vị trí địa lý, hạ tầng giao thông thuận lợi với hệ thống đường cao tốc, cảng hàng không, cảng biển hoàn chỉnh.
Ngoài ra, khu vực này bao gồm TP. HCM và Hà Nội là hai đầu tàu kinh tế của cả nước và là thị trường lớn của các DN FDI. Đổi lại, việc vốn FDI tập trung vào 2 khu vực này lại kéo theo nhu cầu về hạ tầng KCN, giao thông như hệ thống đường sá, cảng hàng không, cảng biển sẽ gia tăng đáng kể.
Tuy nhiên, ghi nhận của Cushman & Wakefield Việt Nam trong một báo cáo mới đây, không có thay đổi trong nguồn cung của các KCN tại Hà Nội và TP. HCM. Tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt 71% tại TP. HCM và hơn 72% tại Hà Nội. Đặc biệt là KCN Công nghệ cao Hòa Lạc vẫn ghi nhận tỷ lệ trống cao nhất (70%) với 346 ha đất sẵn sàng cho thuê. Và giá thuê trung bình của các KCN tại Hà Nội tiếp tục ở mức cao nhất so với tất cả các tỉnh, thành phố khác ở phía Bắc (cao hơn khoảng 50% so với Hải Phòng và Bắc Ninh). Tương tự tại TP. HCM cao hơn gấp hai lần so với Long An, Bình Dương và Đồng Nai.
Hiện nay, các chủ đầu tư có xu hướng chuyển từ cho thuê dài hạn đất công nghiệp sang xây dựng nhà xưởng cho thuê với diện tích khoảng 2.000 – 3.000 m2, với giá chào thuê khoảng 2,5-3,5 USD/m2/tháng).Mua Ban Nha Dat - bán nhà
Năm 2015 đánh dấu bước tiến mạnh mẽ trong hội nhập của Việt Nam với kinh tế toàn cầu, mà điểm nhấn là việc ký kết các hiệp định TPP, EVFTA và AEC. Quan trọng là Việt Nam đã tham gia được vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu để mở rộng thị trường. Thời khắc vàng đã điểm, nhất là đối với ngành công nghiệp hỗ trợ.
Để phát triển ngành công nghiệp này, Đại sứ Bruno Angelet, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, cho rằng, khu vực tư nhân của Việt Nam phải được hỗ trợ bằng các chính sách cũng như tài chính, để tăng cường cung cấp linh kiện cho các DN châu Âu tại Việt Nam, thay vì nhập khẩu từ nước ngoài.
Nói khác đi, hàng xuất khẩu của Việt Nam phải dần dần do chính các DN Việt tạo ra, qua đó tạo thêm giá trị gia tăng cho nền kinh tế nội địa. Sẽ càng có ý nghĩa hơn nếu DN Việt Nam đảm trách tốt việc cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện cho DN nước ngoài khi vào đầu tư, giúp giảm chi phí sản xuất.
Nhiều KCN đã được khởi động đón FTA
Vì vậy, muốn vị trí có giá trị gia tăng cao hơn, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu thì chính sách công nghiệp hình thành cũng phải xuất phát từ sự phân công và định hình hợp tác trên phạm vi toàn cầu. Quỹ đất dành cho các DN này cũng cần phải được cân nhắc.
TP. HCM đã dành 250ha đất tại 8 KCN trọng điểm để các DN hỗ trợ vào đầu tư. Ngoài ra, thành phố còn xây thí điểm bốn nhà xưởng cao tầng tại các KCN - Khu chế xuất Linh Trung, Tân Tạo, Hiệp Phước và Đông Nam hút dòng vốn FDI từ các DN có kỹ thuật tiên tiến, bảo vệ môi trường.
Ông Võ Văn Hữu Phước, Giám đốc Bộ phận Định giá và Nghiên cứu, Cushman & Wakefield Việt Nam xác nhận, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài thông qua mạng lưới của họ, đang tìm đến thị trường BĐS Việt Nam. Nhiều nhất là các nhà đầu tư đến từ châu Á và Mỹ. Đây là thời điểm thuận lợi cho BĐS KCN tăng trưởng nếu chọn đúng điểm rơi của thị trường.
Theo thống kê, đầu tư FDI tập trung mạnh vào khu vực đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ với bình quân chiếm hơn 70% vốn FDI cả nước. Điều này cũng tương đối dễ hiểu vì các khu vực này có vị trí địa lý, hạ tầng giao thông thuận lợi với hệ thống đường cao tốc, cảng hàng không, cảng biển hoàn chỉnh.
Ngoài ra, khu vực này bao gồm TP. HCM và Hà Nội là hai đầu tàu kinh tế của cả nước và là thị trường lớn của các DN FDI. Đổi lại, việc vốn FDI tập trung vào 2 khu vực này lại kéo theo nhu cầu về hạ tầng KCN, giao thông như hệ thống đường sá, cảng hàng không, cảng biển sẽ gia tăng đáng kể.
Tuy nhiên, ghi nhận của Cushman & Wakefield Việt Nam trong một báo cáo mới đây, không có thay đổi trong nguồn cung của các KCN tại Hà Nội và TP. HCM. Tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt 71% tại TP. HCM và hơn 72% tại Hà Nội. Đặc biệt là KCN Công nghệ cao Hòa Lạc vẫn ghi nhận tỷ lệ trống cao nhất (70%) với 346 ha đất sẵn sàng cho thuê. Và giá thuê trung bình của các KCN tại Hà Nội tiếp tục ở mức cao nhất so với tất cả các tỉnh, thành phố khác ở phía Bắc (cao hơn khoảng 50% so với Hải Phòng và Bắc Ninh). Tương tự tại TP. HCM cao hơn gấp hai lần so với Long An, Bình Dương và Đồng Nai.
Hiện nay, các chủ đầu tư có xu hướng chuyển từ cho thuê dài hạn đất công nghiệp sang xây dựng nhà xưởng cho thuê với diện tích khoảng 2.000 – 3.000 m2, với giá chào thuê khoảng 2,5-3,5 USD/m2/tháng).Mua Ban Nha Dat - bán nhà
Có thể bạn quan tâm:
Không có nhận xét nào