Kêu gọi vốn bài toán khó với nhiều doanh nghiệp đầu tư bất động sản
Những kênh gọi vốn tiềm năng ngoài kênh ngân hàng đã được các chuyên gia chỉ ra, đặc biệt là những chia sẻ kinh nghiệm của chính người trong cuộc, cũng phần nào gợi mở cho các doanh nghiệp khác gọi vốn để dần thoát khỏi phụ thuộc vốn ngân hàng.
Vậy làm cách nào để các doanh nghiệp bất động sản tìm được nguồn vốn thay thế?
Đây là bài toán khó với nhiều doanh nghiệp đầu tư bất động sản. Nhưng nó đã phần nào được gỡ tại Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập 2016 (M&A Việt Nam 2016) do Báo Đầu tư phối hợp cùng AVM tổ chức cuối tuần qua với sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Những kênh gọi vốn tiềm năng ngoài kênh ngân hàng đã được các chuyên gia chỉ ra, đặc biệt là những chia sẻ kinh nghiệm của chính người trong cuộc, cũng phần nào gợi mở cho các doanh nghiệp khác gọi vốn để dần thoát khỏi phụ thuộc vốn ngân hàng.
Xem thêm >> Mua Ban Nha Dat - bán nhà
Theo ông Ryu Trento, Giám đốc Bộ phận Chăm sóc y tế của Tael Partners, trong hầu hết các lĩnh vực đầu tư, thông thường các kênh dẫn vốn quan trọng là vốn ngân hàng, vay từ cá nhân gia đình, kết hợp với một nhà đầu tư chiến lược và chào bán ra công chúng. Ngoài ra, còn có cách thu hút vốn từ các quỹ đầu tư riêng lẻ. Trong mỗi kênh dẫn vốn, sẽ có những thuận lợi và thách thức khác nhau. Vì vậy, doanh nghiệp cần tính toán kỹ trước khi quyết định lựa chọn kênh gọi vốn phù hợp.
Nói về hoạt động M&A và tìm vốn trên thị trường bất động sản, dĩ nhiên không thể bỏ qua ông lớn Novaland. Chỉ trong vòng hơn 2 năm qua, Novaland đã sở hữu hơn 30 dự án bất động sản có quy mô đầu tư lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng. Sau khi mua lại, Novaland đều triển khai và mở bán ra thị trường rất nhanh chóng. Tất nhiên, dù lớn đến đầu, doanh nghiệp cũng không đủ vốn tự có để thâu tóm và triển khai hàng loạt dự án như thế. Và cách mà Novaland huy động có thể là bài học quý cho các doanh nghiệp khác.
Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Phan Lê Hòa, Giám đốc Thị trường vốn và Quan hệ nhà đầu tư của Tập đoàn Novaland chia sẻ, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp khi đi M&A thông thường gồm 2 phần là nợ, chiếm khoảng 75-80% và cổ phần, chiếm khoảng 20-25%. Về nợ, các phương thức huy động chủ yếu là phát hành trái phiếu, vay ngân hàng. Về cổ phần, sẽ huy động vốn qua cổ phần ưu đãi, cổ phần phổ thông theo hình thức phát hành riêng lẻ với nhà đầu tư tổ chức trong nước và nước ngoài, hoặc đại chúng thông qua thị trường chứng khoán.
Với các cách thức này, trong năm 2015, Novaland đã huy động được 50 triệu USD từ các nhà đầu tư và trong năm nay, tập đoàn này tiếp tục huy động thêm hơn 100 triệu USD qua phát hành riêng lẻ và sau đó niêm yết vào cuối năm 2016.
Một kinh nghiệm đáng chú ý được ông Hòa chia sẻ, là nên ưu tiên tìm nguồn vay từ nội địa trước.
Không chỉ biết cách huy động vốn, muốn thành công, doanh nghiệp cũng cần phải biết cách sử dụng vốn hiệu quả. Và nói về cách sử dụng vốn, người viết nhớ đến câu chuyện của Hưng Thịnh.
Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh chia sẻ, thật ra, Công ty không có thật nhiều tiền để cùng lúc đầu tư nhiều dự án, nhưng nhờ có chiến lược xoay vòng vốn dựa trên những lợi thế sẵn có của mình, nên Hưng Thịnh đã thành công.
Cách xoay vòng vốn hiệu quả mà ông Trung đề cập đến chính là việc không đầu tư dàn trải, không vay vốn bằng mọi giá, mà chủ yếu sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu được tích lũy để xoay xở “liệu cơm gắp mắm”. Vì vậy, khi triển khai dự án, Hưng Thịnh chỉ cần bỏ ra 20 - 30% vốn là có thể thành công.
Có thể nói, với những lùm xùm quanh câu chuyện công bố dự án thế chấp ngân hàng vừa qua, nhiều doanh nghiệp có thể sẽ cân nhắc tìm các nguồn vốn khác để dần thay thế nguồn vốn vay ngân hàng. Vì vậy, ngoài những kinh nghiệm từ Novaland hay Hưng Thịnh, thì những cái bắt tay với doanh nghiệp ngoại như An Gia, Phát Đạt, Nam Long, Phúc Khang, Bitexco… chính là cách thức mà doanh nghiệp địa ốc sẽ nhắm tới.
Vậy làm cách nào để các doanh nghiệp bất động sản tìm được nguồn vốn thay thế?
Đây là bài toán khó với nhiều doanh nghiệp đầu tư bất động sản. Nhưng nó đã phần nào được gỡ tại Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập 2016 (M&A Việt Nam 2016) do Báo Đầu tư phối hợp cùng AVM tổ chức cuối tuần qua với sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Những kênh gọi vốn tiềm năng ngoài kênh ngân hàng đã được các chuyên gia chỉ ra, đặc biệt là những chia sẻ kinh nghiệm của chính người trong cuộc, cũng phần nào gợi mở cho các doanh nghiệp khác gọi vốn để dần thoát khỏi phụ thuộc vốn ngân hàng.
Xem thêm >> Mua Ban Nha Dat - bán nhà
Có thể bạn quan tâm:
Theo ông Ryu Trento, Giám đốc Bộ phận Chăm sóc y tế của Tael Partners, trong hầu hết các lĩnh vực đầu tư, thông thường các kênh dẫn vốn quan trọng là vốn ngân hàng, vay từ cá nhân gia đình, kết hợp với một nhà đầu tư chiến lược và chào bán ra công chúng. Ngoài ra, còn có cách thu hút vốn từ các quỹ đầu tư riêng lẻ. Trong mỗi kênh dẫn vốn, sẽ có những thuận lợi và thách thức khác nhau. Vì vậy, doanh nghiệp cần tính toán kỹ trước khi quyết định lựa chọn kênh gọi vốn phù hợp.
Nói về hoạt động M&A và tìm vốn trên thị trường bất động sản, dĩ nhiên không thể bỏ qua ông lớn Novaland. Chỉ trong vòng hơn 2 năm qua, Novaland đã sở hữu hơn 30 dự án bất động sản có quy mô đầu tư lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng. Sau khi mua lại, Novaland đều triển khai và mở bán ra thị trường rất nhanh chóng. Tất nhiên, dù lớn đến đầu, doanh nghiệp cũng không đủ vốn tự có để thâu tóm và triển khai hàng loạt dự án như thế. Và cách mà Novaland huy động có thể là bài học quý cho các doanh nghiệp khác.
Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Phan Lê Hòa, Giám đốc Thị trường vốn và Quan hệ nhà đầu tư của Tập đoàn Novaland chia sẻ, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp khi đi M&A thông thường gồm 2 phần là nợ, chiếm khoảng 75-80% và cổ phần, chiếm khoảng 20-25%. Về nợ, các phương thức huy động chủ yếu là phát hành trái phiếu, vay ngân hàng. Về cổ phần, sẽ huy động vốn qua cổ phần ưu đãi, cổ phần phổ thông theo hình thức phát hành riêng lẻ với nhà đầu tư tổ chức trong nước và nước ngoài, hoặc đại chúng thông qua thị trường chứng khoán.
Với các cách thức này, trong năm 2015, Novaland đã huy động được 50 triệu USD từ các nhà đầu tư và trong năm nay, tập đoàn này tiếp tục huy động thêm hơn 100 triệu USD qua phát hành riêng lẻ và sau đó niêm yết vào cuối năm 2016.
Một kinh nghiệm đáng chú ý được ông Hòa chia sẻ, là nên ưu tiên tìm nguồn vay từ nội địa trước.
Không chỉ biết cách huy động vốn, muốn thành công, doanh nghiệp cũng cần phải biết cách sử dụng vốn hiệu quả. Và nói về cách sử dụng vốn, người viết nhớ đến câu chuyện của Hưng Thịnh.
Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh chia sẻ, thật ra, Công ty không có thật nhiều tiền để cùng lúc đầu tư nhiều dự án, nhưng nhờ có chiến lược xoay vòng vốn dựa trên những lợi thế sẵn có của mình, nên Hưng Thịnh đã thành công.
Cách xoay vòng vốn hiệu quả mà ông Trung đề cập đến chính là việc không đầu tư dàn trải, không vay vốn bằng mọi giá, mà chủ yếu sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu được tích lũy để xoay xở “liệu cơm gắp mắm”. Vì vậy, khi triển khai dự án, Hưng Thịnh chỉ cần bỏ ra 20 - 30% vốn là có thể thành công.
Có thể nói, với những lùm xùm quanh câu chuyện công bố dự án thế chấp ngân hàng vừa qua, nhiều doanh nghiệp có thể sẽ cân nhắc tìm các nguồn vốn khác để dần thay thế nguồn vốn vay ngân hàng. Vì vậy, ngoài những kinh nghiệm từ Novaland hay Hưng Thịnh, thì những cái bắt tay với doanh nghiệp ngoại như An Gia, Phát Đạt, Nam Long, Phúc Khang, Bitexco… chính là cách thức mà doanh nghiệp địa ốc sẽ nhắm tới.
Không có nhận xét nào