Tin Hot

Lợi ích của cầu Cát Lái nối TP HCM và Đồng Nai

Xây Cầu Cát Lái sẽ kéo giảm ùn tắc, giãn dân và biến Nhơn Trạch (Đồng Nai) thành ngoại ô của TP HCM.Mua Ban Nha Dat  - bán nhà


Có thể bạn quan tâm:
·         bỏ sỉ mỹ phẩm thái lan
·         bán nhà gò vấp
·         bán nhà tân bình
·         bán nhà gò vấp Giá Rẻ
·         Keo Silicone

·         thiết kế nội thất
Đầu tháng 8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý với kiến nghị xây cầu Cát Lái của TP HCM, yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải bổ sung dự án này vào Quy hoạch giao thông phát triển giao thông của thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 để làm cơ sở triển khai. Thông tin này khiến nhiều người dân rất phấn khởi vì sắp tới sẽ không còn chịu cảnh "qua sông phải lụy phà".

Chị Hà, nhà ở xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) cho biết hàng ngày 2 vợ chồng chị đều phải dậy sớm để sang quận 9 (TP HCM) làm việc vì sợ kẹt phà. "Đoạn sông ngắn thôi nhưng phải chờ phà rất mất thời gian, nhất là ngày cuối tuần, lễ Tết có khi phải mất cả tiếng vì quá đông. Nếu có cầu rồi thì từ Nhơn Trạch qua quận 2 chỉ còn 5-7 phút chạy xe máy thôi. Hy vọng cây cầu sẽ sớm được xây dựng", chị Hà nói.



Thủ tướng đã đồng ý chủ trương cho xây cầu Cát Lái nối TP HCM với tỉnh Đồng Nai. Ảnh minh họa

Trao đổi với VnExpress, chuyên gia giao thông Phạm Sanh (giảng viên ĐH Giao thông Vận tải) cho biết ông rất đồng tình với chủ trương xây dựng cầu Cát Lái nối nối quận 2 (TP HCM) với huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai). "Tôi cho rằng đây là cầu mà thành phố nên xây từ lâu rồi chứ không phải chờ đến bây giờ mới làm vì nó có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, xã hội và cả an ninh quốc phòng", ông Sanh đánh giá.

Theo tiến sĩ Sanh, hiện lượng xe từ Nhơn Trạch qua phà Cát Lái để đến TP HCM và ngược lại rất lớn. Vì vậy, cầu sẽ có ý nghĩa về mặt giao thông, nhất là giao thông đối ngoại của TP HCM, giúp nối kết giữa thành phố với Đồng Nai và cả Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong tương lai khi có thêm các tuyến cao tốc và vành đai mới thì cầu còn có tác dụng kết nối với những công trình này.

Tuy nhiên, ông Sanh cho rằng cầu sẽ không có ý nghĩa nhiều trong việc giải quyết ùn tắc và tai nạn giao thông như trong kiến nghị của UBND TP HCM với Chính phủ. Kẹt xe ở khu vực này chủ yếu do cảng Cát Lái và tai nạn cũng đa phần là do xe container gây ra. Cho nên, nếu muốn giảm kẹt xe và tai nạn thì phải xây dựng một đường riêng cho container ra vào cảng Cát Lái.

Đồng quan điểm, tiến sĩ Nguyền Thiềm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển Đô thị TP HCM cho rằng ông hoàn toàn đồng ý với chủ trương xây cầu Cát Lái của chính quyền thành phố. "Lẽ ra thành phố nên xây cầu này sớm hơn nữa", ông nói.



Mỗi ngày có 45-50.000 lượt xe qua phà Cát Lái hiện hữu nối quận 2 (TP HCM) với huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), còn vào dịp lễ Tết con số này lên đến 80-90.000. Ảnh: Hữu Công

Theo ông Thiềm, hiện ở khu vực Cát Lái đã có cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây nối TP HCM với các tỉnh Đông Nam Bộ nhưng hướng tuyến chủ yếu vẫn là kết nối với Phan Thiết, Đà Lạt. Chưa kể, đường cao tốc chỉ dành cho ôtô, còn xe máy và các loại xe thô sơ nếu muốn từ Long Thành đến TP HCM thì phải đi vòng khá xa.

"Cầu Cát Lái sẽ là sự kết nối tuyệt vời về giao thông giữa TP HCM với Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, giúp đường từ Sài Gòn về Vũng Tàu giảm được hơn chục cây số mà không phải mất thời gian chờ phà như trước đây", ông Thiềm nói.

Cũng theo Phó chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển Đô thị TP HCM, khi đã có chủ trương xây cầu Cát Lái, nên điều chỉnh quy hoạch đường vành đai 3 TP HCM, không làm đường mới từ cầu Sài Gòn nối với Đồng Nai nữa vì có thể gây lãng phí. "Thay vào đó, có thể nâng cấp, cải tạo quốc lộ 51 sẵn có để tiết kiệm chi phí khi phải xây một cầu mới nữa băng qua sông Đồng Nai", ông Thiềm nói.

Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (Horea) Lê Hoàng Châu cũng cho rằng chủ trương xây cầu Cát Lái cũng là một trong những nội dung mà Horea từng kiến nghị với lãnh đạo thành phố để tăng thêm năng lực giao thông kết nối TP HCM với Đông Nam Bộ và cả sân bay Long Thành sau này.



Cầu Cát Lái (vị trí đường màu đỏ) được đánh giá sẽ giúp tăng kết nối giao thông TP HCM với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, giúp giãn dân và biến Nhơn Trạch thành vùng ngoại ô của TP HCM. Ảnh: Google maps

"Hiệp hội cho rằng cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây chỉ dành cho ôtô đi nên cần phải có một cây cầu hỗn hợp như Phú Mỹ hiện nay để xe máy có thể đi từ quận 2 qua Nhơn Trạch và ngược lại nhằm tăng cường năng lực giao thông liên vùng của TP HCM. Kết nối luôn cả vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ", ông Châu nói.

Theo ông Châu, cầu Cát Lái sẽ giúp thực hiện được mục tiêu biến Nhơn Trạch thành ngoại ô TP HCM cũng như làm cho địa phương này phát triển hơn trước. Cầu cũng sẽ kết nối TP HCM với Bà Rịa - Vũng Tàu thuận lợi hơn nữa. Bên cạnh đó, nó cũng góp phần kéo giãn lượng dân cư, thay vì ở TP HCM người ta có thể về Nhơn Trạch ở và đến TP HCM làm việc rất thuận lợi.

Cũng theo ông Châu, vì cầu Cát Lái có ý nghĩa rất quan trọng nên cần đưa dự án này vào kế hoạch phát triển giao thông của TP HCM từ nay đến 2020, tức là cần triển khai ngay trong nhiệm kỳ này. Để thực hiện dự án, thành phố nên chọn một nhà đầu tư có năng lực và cần có một quỹ đất đối ứng phù hợp nhằm giảm việc bỏ vốn trực tiếp từ ngân sách.

"Thành phố nên triển khai dự án này theo hình thức PPP (hợp tác công - tư) hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao). Chủ đầu tư bỏ vốn ra rồi thành phố đổi lại bằng một quỹ đất đối ứng để chủ đầu tư phát triển các dự án khác thu hồi vốn sẽ hợp lý hơn chứ cái gì cũng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) thì người dân phải gánh lượng phí quá lớn", ông Châu nêu ý kiến.

Cầu Cát Lái có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 4 km (riêng cầu khoảng 3,4 km), thiết kế dây văng có tĩnh không 55 m, tối thiểu 4 làn xe.

Điểm đầu dự án kết nối với nút giao thông Mỹ Thủy (quận 2, TP HCM) và điểm cuối cách bến phà hiện hữu khoảng 1,2 km thuộc xã Phú Hữu, đô thị Nhơn Trạch (Đồng Nai). Về hướng tuyến, công trình chạy dọc theo đường Nguyễn Thị Định đến khoảng đầu đường nội bộ số 21 rẽ phải vượt sông Đồng Nai, hướng về đường Lý Thái Tổ - đô thị Nhơn Trạch, sau đó rẽ trái kết nối với đường Lý Thái Tổ.

Dự án có tổng kinh phí đầu tư tạm tính hơn 5.700 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay và lợi nhuận đầu tư). Trong đó, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 1.225 tỷ đồng.

>

Không có nhận xét nào