Vốn FDI đỗ vào Bất Động Sản TP HCM sau tháng 8
Hoạt động kinh doanh bất động sản có vốn đầu tư FDI nhiều nhất vào TP. HCM với 318,9 triệu USD sau 8 tháng đầu năm 2016
Tại buổi họp kinh tế - xã hội 8 tháng năm 2016 diễn ra đầu tuần này, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, Thành phố đã có 525 dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới với tổng vốn đầu tư đạt 715,5 triệu USD, trong đó có 102 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư 347,4 triệu USD.
Ngoài ra, Thành phố cũng chấp thuận cho 1.121 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp trong các doanh nghiệp Thành phố, với tổng vốn góp đăng ký khoảng 1,15 tỷ USD.
Với xu hướng đầu tư mới của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nếu tính chung cả vốn FDI thu hút được dưới hình thức cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vốn FDI thu hút được qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các doanh nghiệp trong nước 8 tháng đầu năm, thì Thành phố thu hút được 2,21 tỷ USD, tương ứng khoảng 80% giá trị vốn đầu tư cùng kỳ năm trước.
Trong đó, nếu phân theo ngành nghề/lĩnh vực hoạt động dự án FDI cấp mới, thì hoạt động kinh doanh bất động sản có vốn đầu tư nhiều nhất, với 318,9 triệu USD (chiếm 44,6%); tiếp theo là bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy với 199,6 triệu USD (chiếm 27,9%); công nghiệp chế biến, chế tạo với 75,5 triệu USD (chiếm 10,6%); thông tin và truyền thông với 38,9 triệu USD (chiếm 5,4%). Nếu phân theo quốc tịch nhà đầu tư, thì Singapore có vốn đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất là 44,8% với 321,2 triệu USD; tiếp theo là Nhật Bản chiếm 15% với 106,7 triệu USD; Hàn Quốc chiếm 8,8% với 62,8 triệu USD.
Đồng thời, theo UBND TP.HCM, địa bàn được nhiều nhà đầu tư nước ngoài chọn nhất là quận 7 với 287,8 triệu USD (chiếm 40,2% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là quận 1 chiếm 21,4%, với 153,4 triệu USD; quận 2 chiếm 12,1%, với 86,9 triệu USD; huyện Củ Chi với 40,1 triệu USD, chiếm 5,6%.
Bên cạnh đó, đại diện UBND TP.HCM cũng báo cáo tiến độ giải ngân các dự án ODA tại các dự án trọng điểm có quy mô đầu tư lớn trên địa bàn Thành phố. Theo đó, các dự án đều có tiến độ giải ngân khá tốt. Hiện Thành phố theo dõi 20 dự án đang triển khai, với tổng mức đầu tư 114.244,961 tỷ đồng, trong đó vốn ODA là 97.801,617 tỷ đồng, vốn đối ứng là 16.443,344 tỷ đồng. Ước giải ngân vốn ODA trong 8 tháng đầu năm 2016 đạt 2.189,92 tỷ đồng, bằng 56,9% so với kế hoạch vốn được giao.
Cũng trong 8 tháng đầu năm 2016, Thành phố đã phê duyệt cho phép các đối tác Việt Nam tiếp nhận 11 dự án của tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGO), bao gồm 7 dự án NGO mới và 4 dự án NGO điều chỉnh, với tổng giá trị viện trợ cam kết là 114.499 triệu đồng. Tính đến nay, có 144 tổ chức phi chính phủ nước ngoài có giấy đăng ký tại địa bàn Thành phố, trong đó châu Mỹ (64 tổ chức), châu Âu (52 tổ chức), châu Á - Thái Bình Dương (26 tổ chức) và châu Phi (2 tổ chức.Mua Ban Nha Dat - bán nhà
Tại buổi họp kinh tế - xã hội 8 tháng năm 2016 diễn ra đầu tuần này, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, Thành phố đã có 525 dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới với tổng vốn đầu tư đạt 715,5 triệu USD, trong đó có 102 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư 347,4 triệu USD.
Ngoài ra, Thành phố cũng chấp thuận cho 1.121 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp trong các doanh nghiệp Thành phố, với tổng vốn góp đăng ký khoảng 1,15 tỷ USD.
Với xu hướng đầu tư mới của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nếu tính chung cả vốn FDI thu hút được dưới hình thức cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vốn FDI thu hút được qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các doanh nghiệp trong nước 8 tháng đầu năm, thì Thành phố thu hút được 2,21 tỷ USD, tương ứng khoảng 80% giá trị vốn đầu tư cùng kỳ năm trước.
Trong đó, nếu phân theo ngành nghề/lĩnh vực hoạt động dự án FDI cấp mới, thì hoạt động kinh doanh bất động sản có vốn đầu tư nhiều nhất, với 318,9 triệu USD (chiếm 44,6%); tiếp theo là bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy với 199,6 triệu USD (chiếm 27,9%); công nghiệp chế biến, chế tạo với 75,5 triệu USD (chiếm 10,6%); thông tin và truyền thông với 38,9 triệu USD (chiếm 5,4%). Nếu phân theo quốc tịch nhà đầu tư, thì Singapore có vốn đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất là 44,8% với 321,2 triệu USD; tiếp theo là Nhật Bản chiếm 15% với 106,7 triệu USD; Hàn Quốc chiếm 8,8% với 62,8 triệu USD.
Đồng thời, theo UBND TP.HCM, địa bàn được nhiều nhà đầu tư nước ngoài chọn nhất là quận 7 với 287,8 triệu USD (chiếm 40,2% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là quận 1 chiếm 21,4%, với 153,4 triệu USD; quận 2 chiếm 12,1%, với 86,9 triệu USD; huyện Củ Chi với 40,1 triệu USD, chiếm 5,6%.
Bên cạnh đó, đại diện UBND TP.HCM cũng báo cáo tiến độ giải ngân các dự án ODA tại các dự án trọng điểm có quy mô đầu tư lớn trên địa bàn Thành phố. Theo đó, các dự án đều có tiến độ giải ngân khá tốt. Hiện Thành phố theo dõi 20 dự án đang triển khai, với tổng mức đầu tư 114.244,961 tỷ đồng, trong đó vốn ODA là 97.801,617 tỷ đồng, vốn đối ứng là 16.443,344 tỷ đồng. Ước giải ngân vốn ODA trong 8 tháng đầu năm 2016 đạt 2.189,92 tỷ đồng, bằng 56,9% so với kế hoạch vốn được giao.
Cũng trong 8 tháng đầu năm 2016, Thành phố đã phê duyệt cho phép các đối tác Việt Nam tiếp nhận 11 dự án của tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGO), bao gồm 7 dự án NGO mới và 4 dự án NGO điều chỉnh, với tổng giá trị viện trợ cam kết là 114.499 triệu đồng. Tính đến nay, có 144 tổ chức phi chính phủ nước ngoài có giấy đăng ký tại địa bàn Thành phố, trong đó châu Mỹ (64 tổ chức), châu Âu (52 tổ chức), châu Á - Thái Bình Dương (26 tổ chức) và châu Phi (2 tổ chức.Mua Ban Nha Dat - bán nhà
Có thể bạn quan tâm:
Không có nhận xét nào